Có lẽ bạn chưa biết, mỗi tiếng khóc của trẻ sơ sinh đều thể hiện một nhu cầu nào đó. Đây chính là tín hiệu duy nhất mà con có thể gửi tới mẹ để được đáp ứng nguyện vọng. Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn lý giải tiếng khóc của trẻ sơ sinh một cách chi tiết nhất.
Trẻ sơ sinh khóc do đói
Đói là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ khóc. Bên cạnh việc khóc, mẹ sẽ quan sát thấy con có thêm các biểu hiện mút tay hay chép miệng. Khi được cho bú, bé yêu sẽ ngừng khóc ngay và chỉ tập trung vào công việc bú.

Trong trường hợp trẻ đã bú xong mà vẫn khóc lại sau đó thì có thể mẹ đã hết sữa, khiến bé chưa được bú no. Lúc này, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm cho con loại sữa công thức phù hợp.
Bé khóc do buồn ngủ
Bất cứ trẻ sơ sinh nào khi buồn ngủ đều tỏ ra cáu bẳn, khó chịu, thậm chí là khóc rất to. Đây chính là hiện tượng gắt ngủ ở trẻ. Bên cạnh biểu hiện khóc, bé yêu còn thường có động tác dụi mắt, gãi đầu, gãi tai hay mút tay.
Khi mới gắt ngủ, trẻ khóc tương đối nhỏ, dần dần nếu không được đáp ứng bé sẽ càng khóc to hơn. Lúc này, mẹ hãy ôm ấp, vỗ về để con ngừng khóc và đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng.
Bé khóc vì tã ướt
Tiếng khóc của trẻ sơ sinh cũng có thể là tín hiệu cho thấy bé cần được thay tã do tã quá ẩm ướt, bết dính. Điều này sẽ khiến bé vô cùng khó chịu, gây cảm giác ngứa ngáy dù có nằm yên hay cử động.
Tuy nhiên, nếu xuất phát từ nguyên nhân này, tiếng khóc của trẻ cũng không có dấu hiệu gì đặc biệt. Cách duy nhất để mẹ phát hiện ra là kiểm tra tã của con. Nếu thấy tã đã báo đầy hoặc dính bẩn thì nên thay ngay lập tức và vệ sinh sạch sẽ vùng mông cho con. Tần suất thay tã tốt nhất cho trẻ sơ sinh là 2 – 3 tiếng 1 lần hoặc khi trẻ đi đại tiện.
>> Có thể mẹ quan tâm: Bé 2 tháng tuổi đang mặc bỉm dán nhưng mẹ muốn dùng bỉm quần cho con để thấm hút tốt hơn, tránh tràn tã làm con khóc? Song liệu bé đã nên mặc tã quần cho bé 2 tháng, tham khảo tại link để biết rõ hơn mẹ nhé!

Các loại thảm trải sàn bán chạy nhất tại siêu thị Nội Thất Rẻ
Trẻ khóc khi cảm thấy tủi thân
Ngoài nhu cầu ăn, uống, trẻ sơ sinh cũng cần được ba mẹ yêu thương, ôm ấp, vỗ về. Bé sẽ cảm thấy tủi thân mỗi khi mẹ vắng nhà quá lâu hoặc sau khi tỉnh dậy không thấy mẹ bên cạnh.
Tiếng khóc của trẻ sơ sinh cho thấy con đang bị tủi thân và cần được ôm ấp sẽ có các biểu hiện sau:
- Tiếng khóc có âm lượng không ổn định, lúc thấp lúc cao.
- Trẻ có thể khóc không có nước mắt.
- Khuôn mặt trẻ giống như đang làm nũng, mắt liên tục hướng về mẹ.
- Chân tay bé ngọ nguậy lung tung để muốn mẹ bế.
Trẻ khóc do mọc răng
Tất cả trẻ sơ sinh khi mọc răng đều thường xuyên quấy khóc. Bên cạnh khóc, trẻ còn có các biểu hiện dễ nhận thấy khác như mút tay, gặp đồ, nghiễn lợi,… Lúc này, bé yêu thực sự đang rất đau và khó chịu nên mẹ hãy cố gắng vỗ về, an ủi con. Bên cạnh đó, hãy dùng khăn mềm nhúng nước lạnh để lau miệng cho trẻ, nhiệt độ lạnh chắc chắn sẽ giúp giảm sưng đau rất tốt ở vùng nướu đang mọc răng.

Bé sơ sinh khóc vì bị ốm
Trẻ sơ sinh khóc liên tục cũng không loại trừ nguyên nhân bị ốm. Lúc này, tùy theo từng loại bệnh lý mà đặc điểm tiếng khóc của bé sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:
- Lồng ruột: Trẻ khóc từng cơn, kèm theo các triệu chứng nôn mửa, đi ngoài ra máu.
- Bệnh ở não hoặc màng não: Trẻ nôn mửa, khóc thét liên tục, đôi khi ngừng một lát do trẻ quá mệt nhưng rồi lại tiếp tục.
- Viêm ruột cấp hoặc bệnh về tiêu hóa: Trẻ nôn mửa, tiêu chảy, mặt trắng nhợt, vã mồ hôi, đau khi sờ vào bụng kèm biểu hiện khóc lóc chậm, đều đều.
- Viêm Amidan: Trẻ khóc liên tục, đặc biệt là về đêm, giọng nói khàn, khó thở, đôi khi xuất hiện thêm triệu chứng sốt bỏ bú.
- Đau đầu, cảm cúm: Trẻ khóc với âm điệu bình thường nhưng dỗ mãi không nín.
- Viêm phổi: Trẻ khóc hụt hơi và có biểu hiện thở khò khè.
- Trẻ khóc xong lại thở khò khè là trẻ có khả năng viêm phổi.
- Bệnh lý về tim, phổi: Trẻ khóc tím tái mặt mày, khóc yếu ớt kèm theo tiếng rên ngắt quãng.
- Viêm tai giữa: Tiếng khóc kèm theo các động tác võ tay, lắc đầu hoặc biểu hiện sốt.
- Trẻ bị còi xương: Trẻ đêm liên tục kèm theo đổ mồ hôi trộm.
- Giun kim ở hậu môn: Trẻ khóc trước khi ngủ và cọ mông liên tục do ngứa ngáy.
>> Có thể mẹ quan tâm: Bỉm dán nào tốt? Mẹ nên chọn sản phẩm của thương hiệu nào để bé luôn khô thoáng, thoải mái vui chơi, không lo tình trạng hăm tã làm con khóc nhiều?
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích giúp mẹ lý giải tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Trong trường hợp bé khóc liên tục mà mẹ không thể phát hiện được nguyên nhân, tốt nhất bạn hãy cho con đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận, từ đó đưa ra chẩn đoán và cách khắc phục hiệu quả.