Chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải mọi loại thực phẩm đều phù hợp với người tiểu đường. Bài viết này sẽ điểm danh 8 loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ để đảm bảo sức khỏe.
1. Gạo trắng
Cơm được nấu từ gạo trắng là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc ăn cơm trắng thường xuyên có thể làm tăng thêm khoảng 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đồng thời cũng không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Lý do là gạo trắng chứa nhiều tinh bột, cụ thể, trong 100g chén cơm trắng chứa 28.2g tinh bột và chỉ số đường huyết cao (GI = 64)
Để thay thế gạo trắng, bạn có thể chọn gạo lứt. Gạo lứt có chỉ số GI thấp hơn gạo trắng, cụ thể là 55.
2. Các loại trái cây sấy, phơi khô
Mặc dù giàu dinh dưỡng và chất xơ nhưng các loại trái cây sấy khô lại không tốt cho người bệnh tiểu đường. Khi sấy khô, nước trong quả bị mất đi khiến lượng đường trong quả cô đặc lại. Điều này có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu của người bệnh khi ăn.
Thay vì tiêu thụ trái cây sấy khô, bạn nên lựa chọn trái cây tươi, các loại trái cây tốt cho bệnh nhân tiểu đường có chỉ số GI thấp chẳng hạn như anh đào (GI = 22), bưởi (GI = 25), táo (GI = 38)…
3. Thức ăn nhanh
Đồ ăn nhanh rất hấp dẫn vì hương vị thơm ngon và sự tiện lợi cao. Tuy nhiên, chúng chứa nhiều chất béo không tốt và chất bảo quản gây hại cho sức khỏe, làm gia tăng gánh nặng lên các tế bào, dễ dẫn tới suy kiệt không tiết được insulin.
4. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Ngoài các món ăn nhiều đường, các loại thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa như mỡ động vật, nội tạng động vật, bơ, phomat cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường.
Thay vào đó, người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, olive, vừng, dầu cá, mỡ cá… bởi loại chất này có khả năng hạ đường huyết bằng cách cải thiện hiện tượng kháng insulin.
5. Bánh mì trắng
Bánh mì trắng có chỉ số GI = 95, chứa nhiều carbohydrate và tinh bột. Cụ thể, một lát bánh mì trắng có khoảng 13 gram carbs. Carbohydrate và tinh bột trong loại bánh mì này dễ được tiêu hóa, từ đó khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Hơn nữa, bánh mì trắng còn có khả năng làm tăng nguy cơ kháng insulin.
Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng các loại bánh mì được chế biến từ bột mì nguyên cám không thêm chất phụ gia, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì yến mạch, hạt chia… Bởi những loại thực phẩm này có chỉ số GI, khoảng từ dưới 55 – 69 (mức thấp và trung bình) phù hợp với người tiểu đường.
6. Sữa tươi có đường
Sữa tươi có đường và sữa béo không phải là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì lượng đường trong sữa khiến đường huyết tăng cao.
Thay vào đó, bạn có thể dùng sữa hạt được chế biến từ đậu nành, đậu xanh, hạt điều, óc chó… Loại sữa này chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie, sắt, kali, canxi… và đặc biệt không chứa đường lactose. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn sữa tươi không đường tách béo hay sữa bột dành cho người tiểu đường như Glucare Gold…
7. Bánh kẹo, nước ngọt có gas
Các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas là một trong những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường cần “tránh xa”. Các loại thực phẩm này thường được thêm nhiều đường trong quá trình chế biến. Ví dụ, một lon nước ngọt có dung tích 300 hoặc 330ml chứa 30 – 40g đường. Vì thế, khi tiêu thụ chúng, lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường sẽ tăng nhanh, gây hại cho sức khỏe.
8. Khoai tây
Khoai tây có chỉ số GI từ 77 – 87 ở mức khá cao, làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Đồng thời, ăn nhiều khoai tây trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy – cơ quan sản xuất insulin hormone rất cần thiết cho hoạt động chuyển hóa glucose trong máu. Do đó, nếu chức năng của tuyến tụy bị suy giảm, người bệnh tiểu đường có thể gặp phải các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.
Người tiểu đường có thể lựa chọn các loại khoai khác như khoai lang (trong 100g khoai lang chứa 28.5g carb và GI = 44) và khoai môn (trong 100g khoai môn chứa 25.2g)…
Ngoài việc tránh các loại thực phẩm trên, bạn cần xây dựng chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh tiểu đường để đảm bảo người tiểu đường có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Đồng thời, bạn cũng có thể bổ sung sữa Glucare Gold với công thức Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm và chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng hỗ trợ cân bằng đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa 56 dưỡng chất, Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn 8 loại thực phẩm không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp bạn xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp cũng như kiểm soát lượng đường huyết cho người bệnh tiểu đường.
Giảm béo chuẩn y khoa – Phương pháp giảm béo ưu việt thời 4.0